Ngày
08/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức,
hoạt động và quản lý hội.
Để
thành lập hội cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn
cứ Điều 10 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện thành lập
hội như sau:
(1)
Tên gọi của hội đảm bảo các điều kiện sau:
- Viết
bằng tiếng Việt hoặc phiên âm theo tiếng Việt, nếu không phiên âm ra được tiếng
Việt thì dùng tiếng nước ngoài; tên gọi riêng của hội có thể được phiên âm, dịch
ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật;
-
Phù hợp với tôn chỉ, mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính của hội;
-
Không trùng lặp toàn bộ tên gọi hoặc gây nhầm lẫn, bao trùm tên gọi với các hội
khác đã được thành lập hợp pháp trước đó;
-
Không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.
(2)
Lĩnh vực hoạt động chính không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội
đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động.
(3)
Có tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động phù hợp quy định pháp luật.
(4)
Có điều lệ, trừ hội quy định tại khoản 5 Điều 21 Nghị định 126/2024/NĐ-CP
(5)
Có trụ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 126/2024/NĐ-CP
(6)
Có đủ số lượng tổ chức, công dân Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội, trừ
trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác:
- Hội
hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh có ít nhất 100 tổ chức, công
dân tại hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có
đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hội
hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 50 tổ chức, công dân tại hai đơn vị
hành chính cấp huyện trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham
gia thành lập hội;
- Hội
hoạt động trong phạm vi huyện có ít nhất 20 tổ chức, công dân tại hai đơn vị
hành chính cấp xã trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia
thành lập hội;
- Hội
hoạt động trong phạm vi xã có ít nhất 10 tổ chức, công dân tại đơn vị hành
chính cấp xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội;
- Hiệp
hội của các tổ chức kinh tế hoạt động trong phạm vi toàn quốc có hội viên là đại
diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có ít nhất 11 đại
diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất
05 đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động
có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
(7)
Có tài sản để đảm bảo hoạt động của hội.
Quyết
định cho phép thành lập hội hết hiệu lực trong trường hợp nào?
Từ
26/11/2024, quyết định cho phép thành lập hội hết hiệu lực trong trường hợp sau
đây:
- Hội
không tổ chức đại hội theo thời gian quy định và không có văn bản đề nghị gia hạn
theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị
định 126/2024/NĐ-CP;
-
Quá thời gian được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị
định 126/2024/NĐ-CP mà
ban vận động thành lập hội không tổ chức đại hội thành lập, trừ trường hợp có
lý do bất khả kháng.
Cơ quan có thẩm
quyền giải quyết các thủ tục về hội?
Căn
cứ Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết
các thủ tục về hội gồm:
-
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều lệ đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn
quốc có đảng đoàn.
-
Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể,
đổi tên, phê duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động
trở lại đối với hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh, trừ trường
hợp luật, pháp lệnh có quy định khác về thành lập, phê duyệt điều lệ hội.
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập
hội; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê
duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với
hội hoạt động trong phạm vi tỉnh.
-
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập
hội; cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên, phê
duyệt điều lệ; đình chỉ hoạt động có thời hạn, cho phép hoạt động trở lại đối với
hội hoạt động trong phạm vi huyện, xã.
Nguồn:
https://thuvienphapluat.vn