Báo cáo PCI 2021 được xây
dựng dựa trên thông tin phản hồi từ 11.312 doanh nghiệp. Trong đó, có trên
10.127 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động tại 63 tỉnh, thành phố và 1.185
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động tại Việt Nam.
Kết quả đánh giá năm 2021,
tỉnh Đồng Nai đạt 65.75 điểm, tăng 1.09 điểm so với năm 2020 (64.56 điểm), tuy
nhiên xếp hạng 22/63 tỉnh, thành phố (giảm 02 hạng so với năm 2020). 3 địa
phương đứng đầu là Quảng Ninh, Hải Phòng, Đồng Tháp.

Trong 10 tiêu chí đánh giá
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Đồng Nai có 6/10 tiêu chí tăng điểm
so với năm 2020: Tiếp cận đất đai, Giảm thiểu chi phí không chính thức, Tính
năng động của chính quyền, Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và Thiết chế pháp lý.
Trong đó cải thiện nhiều nhất là các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Kết quả trên là nỗ lực lớn
của tỉnh trong thực hiện các kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh; trong đó
tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm cắt giảm chi phí, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp trong giải quyết các thủ tục hành chính trong quá trình đầu tư,
kinh doanh, tăng cường các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau ảnh hưởng
của dịch bệnh COVID19 trong thời gian qua.
Ngoài ra, kết quả Chỉ
số cơ sở hạ tầng PCI 2021, Đồng Nai xếp hạng 4/63 tỉnh, thành phố. Dù
không được đưa vào tính toán điểm số và xếp hạng PCI, Chỉ số cơ sở hạ tầng cung
cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách. Được
xây dựng dựa trên kết hợp nguồn thông tin chính thức của các cơ quan Nhà nước
và nguồn thông tin từ khảo sát doanh nghiệp về chất lượng cơ sở hạ tầng, Chỉ số
cơ sở hạ tầng trong PCI 2021 gồm 5 chiều cạnh gồm: (1) Khu công nghiệp, (2) Đường
bộ, (3) Điện năng, (4) Viễn thông, và (5) Các hạ tầng khác. Trong năm 2021,
Bình Dương, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Đồng Nai và Hà Nội là những địa phương
có kết quả tốt nhất trong Chỉ số Cơ sở hạ tầng./.