- Chỉ đạo điều hành: đạt 7.25/9 điểm (80,56%) – xếp thứ 21/63

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: đạt 7.44/10 điểm (74,4%) – xếp thứ 60/63

- Cải cách thủ tục hành chính: đạt 11.15/13 điểm (85%) – xếp thứ 35/63

- Cải cách tổ chức bộ máy: 9.87/12 điểm (82.27%) – xếp thứ 8/63

- Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:10.06/13.5 (74.53%) – xếp thứ 41/63

- Cải cách tài chính công: đạt 9.83/12,5 điểm (78%) – xếp thứ 16/63.

- Hiện đại hóa nền hành chính: đạt 10.52/13.5 điểm (77.55%) xếp thứ 15/63

Chỉ số hài lòng của người dân đạt 10.54/12 điểm (87,8%)

Mặc dù tỉnh Đồng Nai là địa phương tiên phong trên cả nước về cải cách hành chính với mô hình Trung tâm hành chính công tỉnh chuyên nghiệp, thân thiện, trách nhiệm cùng hệ thống một cửa hiện đại, thống nhất trong năm 2016, 2017; nhưng kết quả đánh giá năm 2018 của Bộ Nội vụ cho thấy công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đào tạo - nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính chưa đạt kết quả như kỳ vọng.

Cụ thể: còn tình trạng văn bản quy phạm pháp luật ban hành chưa đúng quy định, chưa kịp thời; Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính chưa được triển khai liên tục và mang lại hiệu quả đột phá trong năm 2018, công tác niêm yết công khai thủ tục hành chính vẫn chưa được cải thiện, tỉ lệ hồ sơ được tiếp nhận – xử lý trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích còn thấp so với nhiều địa phương trên cả nước như Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Hà Nội; không thường xuyên thực hiện duy trì, đánh giá áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia ISO 9001:2015;... Kết quả đánh giá này khá tương đồng với kết quả PAPI vừa được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc công bố vào 02/4/2019 khi chỉ số về Quản trị điện tử của Đồng Nai nằm trong nhóm trung bình với số người sử dụng Cổng dịch vụ công thấp. Đáng chú ý, kết quả khảo sát ý kiến người dân (một phần đánh giá chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh) giảm điểm đáng kể so với năm 2017, đặc biệt tại chỉ số hài lòng về kết quả giải quyết thủ tục hành chính, các quy định về thành phần giấy tờ thủ tục và tình trạng người dân phải đi lại nhiều lần khi giải quyết TTHC.

Kết quả đánh giá đặt ra yêu cầu phải nỗ lực hơn nữa trong thực hiện các nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa nền hành chính để các mục tiêu không chỉ nằm trên kế hoạch, các kết quả cải cách đi vào thực chất nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.